Các hoạt động khác Cộng_đồng_các_Quốc_gia_Độc_lập

Sứ mệnh quan sát bầu cử tranh nghị

Tổ chức Giám sát Bầu cử SNG (tiếng Nga: Миссия наблюдателей от СНГ на выборах) được thành lập trong tháng 10 năm 2002, sau khi các nguyên thủ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập họp và thông qua Công ước về các tiêu chuẩn bầu cử dân chủ, quyền bầu cử, và quyền tự do trong các quốc gia thành viên Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. SNG-EMO đã cử các quan sát viên bầu cử đến các quốc gia thành viên SNG kể từ đó; họ tán thành nhiều cuộc bầu cử vốn bị các quan sát viên độc lập chỉ trích dữ dội.[60]

  • Bản chất dân chủ trong vòng cuối của bầu cử tổng thống Ukraina, 2004, kéo theo Cách mạng Cam đưa đối lập lên nắm quyền, bị SNG nghi ngờ, trong khi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho rằng không có vấn đề đáng kể. Đây là lần đầu tiên các đội quan sát của SNG thách thức tính pháp lý của một cuộc bầu cử, cho rằng nó có thể được nhận định là bất hợp pháp. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, Cơ quan Thông tin Độc lập Ukraina dẫn lời Dmytro Svystkov (phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraina) rằng Ukraina đã đình chỉ tham gia tổ chức giám sát bầu cử SNG.
  • SNG tán dương bầu cử nghị viện Uzbekistan năm 2005 là "hợp pháp, tự do và minh bạch" trong khi OSCE gọi cuộc bầu cử tại Uzbekistan không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bầu cử dân chủ.[61][62]
  • Nhà cầm quyền Moldova từ chối mời các quan sát viên SNG trong bầu cử nghị viện năm 2005, hành động này bị Nga chỉ trích. Vài chục quan sát viên như vậy từ Belarus và Nga bị chặn nhập cảnh Moldova.[63]
  • Các quan sát viên SNG giám sát bầu cử nghị viện Tajikistan năm 2005 và tuyên bố rằng nó "hợp pháp, tự do và minh bạch." Tuy nhiên OSCE cho rằng cuộc bầu cử không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bầu cử dân chủ.
  • Các quan sát viên SNG nhận định bầu cử nghị viện Kyrgyzstan năm 2005 là "tổ chức tốt, tự do, và công bằng", trong khi các cuộc tuần hành quy mô lớn và thường mang tính bạo lực bùng phát trên toàn quốc nhằm kháng nghị điều mà phe đối lập gọi là bầu cử gian lận. Trong khi đó, OSCE báo cáo rằng bầu cử không đạt các tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều lĩnh vực.[64]
  • Các quan sát viên thuộc Hội đồng Liên nghị viện SNG cho rằng bầu cử địa phương tại Ukraina năm 2010 được tổ chức tốt.[65] Trong khi Hội đồng châu Âu phát hiện một số vấn đề liên quan đến một luật bầu cử mới được phê chuẩn ngay trước bầu cử[65] và Chính phủ Hoa Kỳ chỉ trích tiến trình bầu cử, cho rằng không "không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính công khai và công bằng".[66][67]

Hội đồng liên nghị viện

Hội đồng Liên nghị viện SNG được thành lập vào tháng 3 năm 1995, đây là một cánh nghị viện tư vấn của SNG được tạo ra nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác nghị viện.[68] Hội đồng tổ chức hội nghị toàn thể lần thứ 32 tại Saint Petersburg vào ngày 14 tháng 5 năm 2009. [Ukraina tham dự, tuy nhiên Uzbekistan không tham dự.[69]

Vị thế của tiếng Nga

Nga xúc tiến tiếng Nga nhận được vị thế chính thức tại toàn bộ các quốc gia thành viên SNG. Tiếng Nga hiện là ngôn ngữ chính thức của bốn quốc gia trong tổ chức: Nga, Belarus, Kazakhstan, và Kyrgyzstan. Tiếng Nga cũng được xem là một ngôn ngữ chính thức tại khu vực Transnistria, và khu tự trị Gagauzia tại Moldova. Ứng cử viên tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych trong kỳ bầu cử năm 2004 tuyên bố mục tiêu của ông nhằm biến tiếng Nga thành ngôn ngữ chính thức thứ nhì của Ukraina. Tuy nhiên, người giành chiến thắng là Viktor Yushchenko không làm như vậy. Sau khi giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống năm 2010, Yanukovych tuyên bố rằng "Ukraina sẽ tiếp tục xúc tiến ngôn ngữ Ukraina làm ngôn ngữ quốc gia duy nhất của mình".[70]

Sự kiện thể thao

Tại thời điểm Liên Xô tan rã vào tháng 12 năm 1991, các đội tuyển thể thao của họ đã được mời hoặc đủ điều kiện tham dự nhiều sự kiện thể thao trong năm 1992. Một đội tuyển chung của SNG tham gia một số giải đấu trong số đó. "Đội tuyển Thống nhất" tham dự trong Thế vận hội Mùa đông 1992Thế vận hội Mùa hè 1992, và một đội tuyển bóng đá SNG tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992. Một đội tuyển bandy SNG thi đấu một số trận giao hữu trong tháng 1 năm 1992 và xuất hiện lần cuối trong Giải vô địch Chính phủ Nga năm 1992, trong giải họ thi đấu với đội tuyển bandy Nga. Giải vô địch bandy Liên Xô mùa 1991-1992 đổi tên thành một giải thi đấu SNG. Sau đó, các quốc gia SNG tham gia độc lập trong thể thao quốc tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_đồng_các_Quốc_gia_Độc_lập //nla.gov.au/anbd.aut-an35168055 http://m.eng.belta.by/politics/view/ukraine-to-sel... http://mfa.gov.by/en/organizations/membership/list... http://cis.minsk.by http://cis.minsk.by/reestr/ru/index.html#reports/r... http://cis.minsk.by/sm.aspx?uid=11368 http://www.cis.minsk.by/main.aspx?uid=176 http://www.cis.minsk.by/main.aspx?uid=178 http://www.cis.minsk.by/main.aspx?uid=3358 http://www.cis.minsk.by/main.aspx?uid=4018